Năm 2025, Philippines tiếp tục được đánh giá là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam trong khu vực, tuy nhiên để giữ vững vị thế, tiếp tục đà tăng trưởng, cần mở rộng ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu. Theo ông Phùng Văn Thành, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Philippines, năm 2024 là năm có tính chất đột phá khi lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines vượt mốc 8 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 6,19 tỷ USD, tăng 20,2% so với năm 2023, xuất siêu 3,72 tỷ USD, cao hơn mức kỳ vọng 3,5 tỷ USD.#vận chuyển đường biển#dịch vụ xuất nhập khẩu#dịch vụ vận chuyển quốc tế#vận chuyển logistics#công ty forwarder
Với dân số đạt gần 120 triệu người, GDP hàng năm đạt trên 400 tỷ USD, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa đa dạng, sản xuất trong nước còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, cộng thêm các điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý, logistics thì Philippines luôn là thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, sản xuất trong nước còn hạn chế và hàng năm nhập siêu lớn chính là cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Philippines.#vận chuyển đường biển
Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Philippines
Mặc dù vậy, đây cũng là thị trường có nhiều thách thức và rủi ro. Người tiêu dùng Philippines còn nhiều "băn khoăn" chưa thật sự tin tưởng vào sản phẩm Việt Nam, họ vẫn đánh giá cao và ưa chuộng các sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu. Thêm vào đó, hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của Trung Quốc và các nước trong khu vực Asean, đặc biệt là Indonesia và Thái Lan. Những quy định về trình tự, thủ tục còn rườm rà mang tính "kiểm soát" liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa là bước cản không hề nhỏ có thể làm nản lòng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai phía.#vận chuyển đường biển#dịch vụ xuất nhập khẩu#dịch vụ vận chuyển quốc tế#vận chuyển logistics#công ty forwarder
Philippines là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng còn chưa được khai thác hiệu quả. Đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Philippine năm 2024, đầu tiên phải kể đến là mặt hàng gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD. Trong năm 2025 và những năm tiếp theo, gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Philippines. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản khác cũng có nhiều tiềm năng như cà phê, hạt điều. Ngoài ra, các mặt hàng như thủy sản; điện thoại và linh kiện điện tử; dệt may; máy móc, thiết bị; giầy dép; phương tiện vận tải; xi măng; hóa chất vẫn sẽ có nhiều triển vọng tại thị trường Philippines.#vận chuyển đường biển
Để vượt qua được những thách thức và duy trì đà tăng trưởng, giải pháp cần sự chung tay của các cơ quan, hiệp hội và doanh nghiệp. Mục tiêu trọng tâm đối với thị trường Philippines là giữ vững "vị trí số một" và đà tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng ngành hàng, mặt hàng, gia tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Gia tăng xuất khẩu các mặt hàng chế biến, sản xuất, công nghiệp chế tạo, các sản phẩm công nghệ cao, tiến tới hài hòa cơ cấu và tỉ trọng xuất khẩu giữa nhóm mặt hàng nông sản với nhóm mặt hàng máy móc, chế tạo, công nghệ cao.#vận chuyển đường biển
Về phía Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành của Việt Nam cần tiếp tục xây dựng các chính sách, định hướng, tăng cường và đẩy mạnh quan hệ giao thương, mở cửa thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của hai nước, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, thủy sản trong đó có hoa tươi, rau, củ, quả tươi và các loại thịt tươi sống. Với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, cần tiếp tục khảo sát, tìm hiểu thông tin, nhu cầu thị trường và thị hiếu, văn hóa tiêu dùng. Đặc biệt là việc đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng lòng tin, uy tín với đối tác, bạn hàng và chủ động, tích cực trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm.#vận chuyển đường biển#dịch vụ xuất nhập khẩu#dịch vụ vận chuyển quốc tế#vận chuyển logistics#công ty forwarder