Phụ phí: Những kẻ “Trà xanh” trong xuất nhập khẩu  - TPG Global Trading
L
O
A
D
I
N
G
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
T
P
G
.
C
O
R
P
.
×
  • About us
  • Services
  • Promotion
  • News
  • Contact
  • Phụ phí: Những kẻ “Trà xanh” trong xuất nhập khẩu 

    Mục lục bài viết

    Table of Contents

    Dạo gần đây chúng ta bắt đầu rộ lên thuật ngữ “trà xanh” nhưng không phải mấy ai cũng hiểu được thuật ngữ này.

     

    Đây là thuật ngữ chỉ những kẻ thứ ba trong tình yêu thường có vẻ ngoài tỏ vẻ yếu đuối, ngây thơ, hiền lành, vô tư và cần được che chở nhằm chen vào tình cảm giữa hai người.

     

    Nhưng không phải chỉ trong tình yêu mới có “trà xanh” mà trong xuất nhập khẩu cũng có những kẻ “trà xanh” như vậy nhưng chúng ta không thể thiếu chúng.

     

    Thường các bạn trẻ sẽ gọi là “trà xanh” còn các bạn trong nghề sẽ gọi là phụ phí hay tên theo quốc tịch nước ngoài của bạn ấy là “Local Charge”.

     

    Các bạn chủ doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức khi vận tải xuất nhập khẩu, ngoài giá cước vận chuyển ra chúng ta cũng nên lưu ý những kẻ “trà xanh” này để tránh mất thêm các chi phí khác mà không rõ lí do.

     

    >>>>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu cua tươi Cà Mau

    Phụ phí trong vận chuyển được chia làm 2 loại: 

    Phụ phí địa phương, thường được gọi là Local charges (do Forwarder thu)

    Phụ phí tính vào cước vận chuyển do hãng tàu hoặc hãng hàng không thu. 

     

     

    Phụ phí địa phương (Local charge)

    Phí B/L – bill of lading fee: Phụ phí phát hành vận đơn

    Khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng. 

     

    Đối với các phí liên quan đến B/L gồm:

     Courier fee (phí chuyển chứng từ về đối với bill gốc); 

     – Telex release fee (phí điện giao hàng đối với Surrendered B/L); 

     – Amendment fee ( phí chỉnh sửa bill) đối với phí chỉnh sửa bill thì có hai mức là trước khi tàu cập và sau khi đã khai manifest giá khác nhau, mỗi khu vực mỗi khác.

     

     

    D/O fee (delivery order fee): phí lệnh giao hàng

    Ứng với một b/l (bill of lading) thì sẽ có phí này phí giao lệnh có trong hàng nhập từ hàng FCL (full container load) , LCL (less than container load), hàng air và cả trong hàng bulk (rời). 

     

    Phí này sẽ do consignee đóng đối với các incoterms (EXW, nhóm F, nhóm C, DAT) các terms còn lại sẽ do nhà xuất khẩu đóng. Phí này không chỉ là việc phát hàng một cái lệnh D/O thu tiền nó còn phải cả việc khai manifest, đi lấy lệnh (nếu có House B/L).

     

    Phí THC (Terminal handling charges): Phụ phí xếp dỡ tại cảng

    Bao gồm tất cả những chi phí mà để đưa được một container từ trên tàu xếp về bãi container an toàn (phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng).

     

    Phí này có cả hai đầu cảng xuất và nhập. Consignee chịu tại cảng xếp (port of loading) đối với các terms (EXW, FCR, FAS). Shipper chịu tại cảng dỡ (port of discharge) đối với các điều kiện giao hàng (DAT, DDP, DDU).

     

    Phí Cleaning fee: Phí vệ sinh container

    Container đóng rất nhiều loại hàng khác nhau và việc vệ sinh container là rất cần thiết để tránh việc ảnh hưởng của hàng đóng lần trước đến hàng đóng lần sau.

     

    Bên cạnh đó, đối với phí này thì một số hãng tàu thường không làm vệ sinh container nhưng vẫn thu phí này như một khoản lợi nhuận đặc biệt là các hãng tàu nội địa. Phí này người trả giống D/O fee.

     

    Phí CFS fee (Container freight station fee): Phí khai thác hàng lẻ

    Bao gồm: bốc xếp hàng từ cont sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẽ, phí quản lý kho hàng.

     

    Phí Demurrage: Phí lưu cont tại bãi của cảng

    Khi container ở trong cảng hết ngày cho phép của hãng tàu thì sẽ phải chịu phí này

     

    Phí Detention: Phí lưu cont tại kho riêng của khách

    Phí lưu container là việc hãng tàu cho mượn cont đưa về kho để đóng hàng hoặc trả hàng nhưng nằm lâu quá so với cho phép của hãng tàu thì cũng sẽ bị thu phí.

     

    Phí Storage: Phí lưu bãi của cảng

    Phí này là khi cont nằm ở bãi của cảng thì cảng sẽ thu phí này xem như cho thuê nơi để cont, khác với phí Demurrage là phí này là cảng thu, còn phí Demurrage là hãng tàu thu.

     

    Phí Seal – Phí niêm phong chì

    Mỗi một cont đều cần niêm phòng chì để khoá cont lại và mỗi seal sẽ có một mã số riêng

     

    Phí X-ray (Screening) – Phí soi chiếu an ninh

    Khi bạn xuất hay nhập một lô hàng nếu vào luồng vàng hoặc luồng đỏ thì sẽ được đưa qua máy soi chiếu xem hàng bên trong

     

    Phí LSS – Low Sulphur Surcharge – Phụ phí giảm thải lưu huỳnh

    Phí này tuỳ các tuyến dài ngắn mà hãng tàu thu khác nhau, các hãng tàu đang nâng cấp và chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu ít chứa lưu huỳnh hơn làm cho giá nhiên liệu tăng lên nên phát sinh phí này

     

    Đối với hàng xuất khẩu:

    Sau khi bạn liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của bạn đóng hàng. Thông thường đối với hàng XK thì bạn sẽ được lấy container đem về kho để đóng hàng trước ngày tàu chạy ETD là 05 ngày. 

     

    Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày DET với điều kiện bạn trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tàu dự kiến. 

     

    Nếu sau 05 ngày bạn không trả container về bãi để xuất đúng lịch tàu đã book mà container để tại kho của bạn thì bạn sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET). 

     

    Nếu vì lý do nào đó bạn giao container về bãi nhưng sau closing time quy định và hàng không kịp xếp lên tàu dự kiến. Hàng của bạn sẽ phải nằm ở bãi và chờ đến chuyến sau thì bạn sẽ phải trả phí lưu container tại bãi (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) và phí đảo / chuyển container.

     

    Trong trường hợp bạn đóng hàng tại bãi của Cảng thì DET sẽ không bị tính và DEM cũng sẽ được tính như trường hợp trên.

     

     

    Đối với hàng nhập khẩu

    Sau khi bạn đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) thông thường được các hãng tầu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tầu cập cảng. 

     

    Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày STORAGE. Kể từ ngày thứ 06 trở đi thì bạn sẽ phải trả thêm phí DEM và STORAGE (nếu hàng vẫn còn nằm trong bãi của cảng) hay bạn sẽ phải trả phí DEM và DET nếu bạn đem hàng về kho riêng để dỡ hàng sau ngày quy định trên. 

     

    Trong trường hợp bạn rút hàng tại bãi của Cảng sau 05 ngày được miễn nêu trên thì bạn phải trả phí lưu container (DEM) và lưu bãi (STORAGE).

    Phí niêm phong chì (Seal)
    Phí soi chiếu an ninh (X-ray (Screening)
    Phụ phí giảm thải lưu huỳnh (LSS – Low Sulphur Surcharge)
    Bên cạnh các loại phụ phí địa phương local charges kể trên, chúng ta cũng cần lưu ý thêm những phí local charges được áp dụng vào từng thị trường cụ thể dưới đây:

     

    Phí ENS – Entry Summary Declaration:

    Phí kê khai hàng vào Châu Âu 

     

    Phí AMS – Automatic Manifest System:

    Phí truyền dữ liệu hải quan vào Mỹ

     

    Phí ISF – Importer Security Filling:

    Phí khai báo an ninh hàng vào Mỹ


    Phí AFR – Advance Filling Rules:

    Phí truyền dữ liệu hải quan vào Nhật Bản


    Phí AFS – Advance Filling Surcharge:

    Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc

     

    Phụ phí tính vào cước vận chuyển

    Phí GRI – General Rate Increase: Phụ phí tăng giá cước vận chuyển

    Thường sẽ được tính thêm vào mùa hàng cao điểm

     

    Phí EBS – Emergency Bunker Surcharge: Phụ phí nhiên liệu khẩn cấp

    Phụ phí này thường dành cho các tuyến Châu Á

     

    Phí PSS – Peak Season Surcharge: Phụ phí cao điểm mùa vụ

    Thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

     

    Phí PCS – Port Congestion Surcharge: Phụ phí tắc nghẽn tại cảng

    Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

     

    Phí CIC – Container Imbalance Charge: Phụ phí mất cân bằng vỏ container

    Phụ phí này xảy ra khi số lượng vỏ container bị mất cân bằng ở các nước, nước nhập khẩu quá nhiều bị tồn đọng vỏ container trong khi nước xuất khẩu quá nhiều bị thiếu vỏ container, nên hãng tàu thu phí này để lấy vỏ container ở những nơi dư thừa chuyển đến nơi thiếu.

     

    Phí BAF – Bunker Adjustment Factor: Phụ phí nhiên liệu

    Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu, tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor).

     

    Phí CAF – Currency Adjustment Factor: Phụ phí biến động tỷ giá

    Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ là khoản phụ phí cước biển hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.

     

    Phí DDC – Destination Delivery Charge: Phụ phí giao hàng tại cảng ở Mỹ 

    Phụ phí này ở Mỹ gọi là DDC nhưng chúng ta thường gọi là Local Charge, bản chất cả hai đều là một chỉ khác tên gọi

     

    Phí PCS – Panama Canal Surcharge:

    Phụ phí qua kênh đào Panama

     

    Phí SCS – Suez Canal Surcharge:

    Phụ phí qua kênh đào Suez

     

    Phí SSC – Security Surcharge: Phí an ninh – đường hàng không

     

    Phí Handling Fee / Service Fee – Phí chăm sóc theo dõi lô hàng

    Phí này nói một cách dễ hiểu thì đó là “tiền công”. Các công ty Forwarder thu phí này như là tiền công cho việc thực hiện dịch vụ của họ.

     

    Đây là phí để trả cho quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như:

     – Khai báo manifest với cơ quan hải quan

     – Phát hành B/L

     – D/O cũng như các giấy tờ liên quan…

     – Handling fee là loại phí không được xếp vào phụ phí nhưng xét về bản chất thì nó cũng là một loại phụ phí.

     

    Trên đây là các loại phụ phí thường thấy và rất quen thuộc đối với shipper và consignee, tuy nhiên hiện nay có nhiều công ty Forwarder hoặc hãng tàu lạm dụng việc thu phụ phí để lấy thêm phí từ phía công ty xuất nhập khẩu đặc biệt là đối với các công ty xuất nhập chỉ định.

     

    Do vậy, khi nhận báo giá chi phí Logistics, cần kiểm tra kỹ thông tin và có sự thỏa thuận rõ ràng về chi phí vận chuyển và các phụ phí có liên quan.

     

    Nếu các bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì về những kẻ “trà xanh” này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua livechat hoặc tham gia group KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM XUẤT NHẬP KHẨU để cập nhật tin tức mới mỗi ngày và đặt câu hỏi.

     

    Tôi là Alex, hân hạnh và xin chào – CMO of TPG Global Trading Co. Ltd

    Đây là thông tin liên hệ của tôi, rất vui khi chúng ta gặp nhau.

    Phone: 0944606333

    Zalo: 0944606333

    Email: alexander.bao@transpacificvn.com

    Skype: alexanderngia@gmail.com