Dự thảo Nghị định về xuất nhập khẩu tại chỗ của Bộ Tài chính - Trans Pacific Global Corp.
L
O
A
D
I
N
G
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
T
P
G
.
C
O
R
P
.
×
  • About us
  • Services
  • Promotion
  • News
  • Contact
  • Dự thảo Nghị định về xuất nhập khẩu tại chỗ của Bộ Tài chính

    Để công tác quản lý nhà nước về hải quan được thống nhất, căn cứ bản chất giao dịch của hàng hoá, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về xuất nhập khẩu tại chỗ.

     

    1. Bãi bỏ toàn bộ : 

    Điều 35 tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (thực tế chỉ bãi bỏ điểm c, khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP). Cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ quy định điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

    Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được quy định tại Điều 181, Điều 182 Luật Thương mại và Điều 42 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được quy định tại Điều 28 Luật Thương mại, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương, khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thủ tục hải quan đang được quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Trường hợp bãi bỏ toàn bộ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì thủ tục hải quan đối với hoạt động quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 NĐ 08/2015/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể tại các điều tương ứng tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sẽ được hướng dẫn rõ hơn khi xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đảm bảo đầy đủ thủ tục để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện; việc quy định tại Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành không trái với quy định hiện hành, đủ cơ sở pháp lý để Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.

    Dự thảo về nghị định xuất nhập khẩu tại chỗ

    Dự thảo về nghị định xuất nhập khẩu tại chỗ

    2. Đề xuất chính sách thay thế : 

    Đề xuất chính sách thay thế khi không thực hiện thủ tục hải quan với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại điểm C khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

    Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức sau để thực hiện phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao nhận hàng hóa tại Việt Nam:

    a. Trường hợp hàng hóa mua, bán có nguồn gốc từ nội địa : 

     Thực hiện như hoạt động mua bán giữa hai doanh nghiệp nội địa, nộp thuế GTGT, các loại thuế khác như đối với hoạt động mua bán nội địa.

     b. Trường hợp hàng hóa sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu : 

    Đối với trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu, phát sinh giao dịch mua, bán với thương nhân nước ngoài, nhưng được thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam chỉ định giao nhận hàng hóa tại Việt Nam : 

    Doanh nghiệp nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan/khu vực hải quan riêng. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu từ kho ngoại quan/khu vực hải quan riêng như nhập khẩu từ nước ngoài. Chính sách thuế áp dụng theo từng loại hình tương ứng.

     + Ưu điểm : 

    • Không làm thay đổi chính sách quản lý và không gây tác động đến các chính sách liên quan như chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách thuế, thanh toán quốc tế, thuế nội địa;
    • Không phải thực hiện sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật từ Luật, Nghị định, Thông tư;
    • Không gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 
    • Thuận lợi cho quản lý hải quan.

    - Nhược điểm : 

    • Phát sinh thêm chi phí xuất khẩu/gửi hàng vào kho ngoại quan, khu vực hải quan riêng.

    c. Trường hợp doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp chế xuất: 

    Trường hợp doanh nghiệp không phải là DNCX nếu phát sinh hoạt động mua, bán hàng hoá theo chỉ định của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có thể chuyển đổi thành DNCX vì theo quy định của pháp luật hiện hành thì trao đổi hàng hoá giữa nội địa và DNCX là quan hệ xuất nhập khẩu, nếu có yếu tố thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam chỉ định giao nhận hàng hoá thì trao đổi hàng hoá giữa doanh nghiệp nội địa và DNCX không bị ảnh hưởng khi bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

    + Ưu điểm : Tương tự như ưu điểm của điể

    + Nhược điểm : 

    - Để trở thành DNCX, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP: (1) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa. (2) Có hệ thống camera quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa; dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan và được lưu giữ tối thiểu 12 tháng. (3) Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.

     - Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp không hưởng chính sách đối với DNCX thành DNCX tuy đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tuy nhiên, DNCX phải thực hiện nhiều thủ tục từ việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép kinh doanh, cho đến phải đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống camera đáp ứng tiêu chuẩn để kết nối với cơ quan hải quan. Việc này gây tốn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

    d. Trường hợp doanh nghiệp không theo ba hình thức trên: 

    Khi có nhu cầu mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao nhận hàng hóa tại Việt Nam thì thực hiện như hoạt động mua bán nội địa. Doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được miễn thuế, nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định. Khi thực hiện mua bán nội địa thì thực hiện nộp các loại thuế như GTGT, thuế nhà thầu…theo quy định.

    + Ưu điểm : 

     - Đảm bảo quản lý đúng bản chất, giao dịch hàng hóa được mua bán tại Việt Nam;

    - Thực hiện thu thuế nhập khẩu đối với hàng hoá gia công, sản xuất xuất khẩu khi chuyển mục đích sử dụng.

    + Nhược điểm : 

     - Cần thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, cơ quan ngân hàng trong thanh toán quốc tế.

     - Doanh nghiệp gia công, SXXK phải thực hiện nộp thuế, thanh toán trước khi thực hiện giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

    3.  Đề xuất bổ sung quy định để tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu và kế hoạch sản xuất.

    Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn chuyển giao, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nội dung tại khoản 2 Điều 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP để đảm bảo kế hoạch sản xuất và kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, tránh gián đoạn cung ứng hàng hóa cho sản xuất. Bổ sung này cũng liên quan đến việc quy định thương nhân nước ngoài phải đáp ứng điều kiện không có hiện diện tại Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương để tránh sự hiểu lầm. 

    “2. Bãi bỏ Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.

    Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam được tiếp tục thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ trong thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực và phải đáp ứng điều kiện thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương.”

    Nguồn : BỘ TÀI CHÍNH