Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc ký kết 3 nghị định thư giữa cơ quan chuyên ngành hai nước là kết quả của quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm, trong đó có sự phối hợp từ các doanh nghiệp, hợp tác xã đến chính quyền địa phương nhằm nâng chuẩn canh tác, cấp mã số vùng trồng và đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
Ớt là loại cây dễ trồng, dễ cho thu hoạch nhưng cũng dễ gặp rủi ro nếu thiếu đầu ra ổn định. Thống kê năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 10.433 tấn ớt với tổng kim ngạch đạt 25,1 triệu USD; Trung Quốc tiêu thụ đến 7.811 tấn, chiếm 75% thị phần. Thế nhưng, phần lớn số lượng này là xuất khẩu tiểu ngạch, khiến người trồng không chủ động được giá bán hay tiến độ giao hàng.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, việc được cấp phép chính ngạch sẽ giúp nông dân yên tâm đầu tư vùng nguyên liệu, còn doanh nghiệp có thể mở rộng chuỗi cung ứng bền vững.
Không quá ồn ào như nông sản khác nhưng chanh leo lại là một trong những loại trái cây có sản lượng ổn định, quanh năm và được ưa chuộng tại nhiều thị trường khó tính như EU, Úc, New Zealand.#dịch vụ vận tải#vận chuyển quốc tế#nhập khẩu ủy thác#giá vận chuyển đường biển#dịch vụ xuất khẩu#cước vận chuyển container quốc tế#gửi hàng đi mỹ bằng đường tàu#cước vận chuyển đường biển#công ty forwarder#công ty dịch vụ xuất nhập khẩu
Việt Nam hiện có khoảng 12.000 ha chanh leo, sản lượng 200.000 tấn/năm, tập trung tại Gia Lai, Đắk Lắk, Sơn La. Mặt hàng này đã được xuất khẩu thử nghiệm sang Trung Quốc từ 2022 nhưng chỉ khi được cấp phép chính ngạch, việc mở rộng vùng trồng và đầu tư đóng gói mới trở nên bài bản.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc HTX chanh leo Mang Yang (Gia Lai), hiện doanh nghiệp trong ngành đang xúc tiến đàm phán đưa chanh leo vào thị trường Mỹ trong năm 2025 – một bước đi song song với việc giữ ổn định thị phần tại Trung Quốc.
Trung Quốc đã ký nghị định thư cho phép xuất khẩu tổ yến tinh chế.
Tổ yến vốn là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng nhưng suốt nhiều năm “gõ cửa hoài không mở” tại Trung Quốc – nơi chiếm đến 80% nhu cầu yến sào toàn cầu. Năm 2022, hai bên ký nghị định thư cho phép xuất khẩu tổ yến tinh chế. Tháng 11/2023, lô yến đầu tiên của Việt Nam đã được thông quan chính thức. Đến lần ký này, tổ yến thô – vốn có giá trị cao và phổ biến với các hộ nuôi yến nhỏ lẻ – cũng được bổ sung vào danh mục chính ngạch.
Ba mặt hàng được xuất chính ngạch đồng nghĩa với việc nông dân không còn đơn độc trong cuộc chơi hội nhập.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, đến tháng 4/2025, Việt Nam có trên 500 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói được Trung Quốc công nhận. Thế nhưng, còn rất nhiều hộ trồng nhỏ lẻ vẫn chưa tiếp cận được quy trình cấp mã – vốn yêu cầu kỹ thuật cao, sổ sách rõ ràng và quy trình kiểm soát dịch hại nghiêm ngặt.
Theo các chuyên gia, muốn đi đường dài thì phải chuẩn hóa từ giống, phân bón, chăm sóc đến bảo quản sau thu hoạch.#dịch vụ vận tải#vận chuyển quốc tế#nhập khẩu ủy thác#giá vận chuyển đường biển#dịch vụ xuất khẩu#cước vận chuyển container quốc tế#gửi hàng đi mỹ bằng đường tàu#cước vận chuyển đường biển#công ty forwarder#công ty dịch vụ xuất nhập khẩu
Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin nào, đừng ngại liên hệ!
Ông Jimmy
Tổng Giám đốc TPG
(+84) 28 6660 3000