Việc ký kết Nghị định thư xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đánh dấu bước tiến quan trọng trong hoạt động xuất khẩu nông sản, đặc biệt là đối với các sản phẩm phụ phẩm từ lúa gạo.
Theo nội dung Nghị định thư, sản phẩm cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Cụ thể, sản phẩm không được chứa sinh vật gây hại, không có thành phần biến đổi gen chưa được phê duyệt, và phải tuân thủ các tiêu chuẩn mới nhất về vệ sinh thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc như GB13078 và GB10648.
Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần được cơ quan có thẩm quyền như Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phê duyệt. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống HACCP, hệ thống truy xuất nguồn gốc, có khả năng kiểm soát vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng cũng như thực hiện kế hoạch tự kiểm tra vệ sinh an toàn định kỳ.#vận chuyển đường biển#dịch vụ xuất nhập khẩu#dịch vụ nhập khẩu#dịch vụ vận chuyển quốc tế#vận chuyển logistics#ủy thác nhập khẩu#dịch vụ vận chuyển quốc tế#dịch vụ xuất khẩu#công ty forwarder
Thị trường cám gạo toàn cầu, các chuyên gia dự đoán có thể tới hàng chục tỷ USD
Về logistics, các lô hàng xuất khẩu phải được đóng gói sạch sẽ, bao bì phù hợp tiêu chuẩn, phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ sinh, khử trùng đúng quy định. Mỗi lô hàng phải có kèm theo công bố vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi có chứa chất đạm thực vật do Cục Chăn nuôi và Thú y xác nhận. Trong trường hợp có xử lý kiểm dịch, chứng nhận phải ghi rõ phương pháp, chỉ tiêu xử lý và đảm bảo nội dung khai báo bằng tiếng Anh xác nhận sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Nghị định thư.
Theo ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV, việc mở cửa thị trường Trung Quốc đối với cám gạo và cám chiết ly là bước tiến lớn giúp ngành phụ phẩm gạo Việt Nam mở rộng thị trường đầu ra, đặc biệt trong các mùa thu hoạch khi nguồn cung tăng cao. Ông cũng cho biết, nhu cầu đối với mặt hàng này tại thị trường Trung Quốc cũng như các thị trường khác vẫn đang ở mức cao, đồng thời thị trường nội địa cũng có tiềm năng tiêu thụ lớn.
Hiện nay, Việt Nam sản xuất khoảng 5 triệu tấn cám gạo mỗi năm. Dù chưa có số liệu chính thức về giá trị thị trường toàn cầu, các chuyên gia nhận định con số này có thể lên đến hàng chục tỷ USD. Điều này mở ra tiềm năng lớn cho ngành xuất khẩu phụ phẩm, đặc biệt khi các doanh nghiệp trong nước ngày càng làm quen và thích nghi tốt với các tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt đối với từng lô hàng nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện sai phạm, GACC có thể thông báo với phía Việt Nam và áp dụng các biện pháp xử lý như tạm ngừng hoặc đình chỉ doanh nghiệp vi phạm. Do đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất và vận hành hiệu quả chuỗi logistics là điều kiện tiên quyết để đảm bảo xuất khẩu ổn định, bền vững.
Với việc mở rộng thị trường xuất khẩu và cải thiện công tác logistics trong vận chuyển, bảo quản và kiểm soát chất lượng, cám gạo và cám gạo chiết ly đang dần trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng trong danh mục nông sản phụ phẩm của Việt Nam. Đây cũng là tín hiệu tích cực góp phần thúc đẩy ngành xuất nhập khẩu nói chung và ngành logistics nông sản nói riêng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.#vận chuyển đường biển#dịch vụ xuất nhập khẩu#dịch vụ nhập khẩu#dịch vụ vận chuyển quốc tế#vận chuyển logistics#ủy thác nhập khẩu#dịch vụ vận chuyển quốc tế#dịch vụ xuất khẩu#công ty forwarder
Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin nào, đừng ngại liên hệ!
Ông Jimmy
Tổng Giám đốc TPG
(+84) 28 6660 3000